Những vấn đề liên quan đến Thuế cho thuê và Thuế mua bán Bất động sản

dev

-

14 Tháng Tám, 2021

/

Chia sẻ:

Thuế luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu dù là bạn đang muốn cho thuê hoặc mua bán bất kì căn hộ hoặc nhà ở nào. Hiện nay, để siết chặt quản lý các chi phí hơn, Tổng cục Thuế đã phối hợp với công an khu vực đề ra những biện pháp chống “sốt” giá đất đai, ngăn chặn tình trạng giá ảo, đầu cơ đất đai, xây dựng thị trường bất động sản lành mạnh. Trong đó, việc siết chặt các thuế suất phù hợp đối với các hoạt động cho thuê nhà ở, văn phòng hoặc mua bán đất đai được cho là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, quy định này cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của người dân cũng như các chuyên gia bất động sản.

Thuế là là vấn đề nan giải trong thị trường bất động sản

 

1. Siết chặt thuế mua bán và cho thuê từ ngày 1/8

Theo nguồn tin từ Bộ tài chính ban hành thông tư số 40/2021, cá nhân có nhà cho thuê trên 100 triệu/ năm thì phải nộp thuế bất động sản tính theo Thuế thu nhập cá nhân 5% và thuế giá trị gia tăng 5% kể từ đầu tháng 8 tới. Bộ cũng cho biết thêm các dịch vụ cư trú như: cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, dài hạn với sinh viên, công nhân và các đối tượng tương tự khác hay cung cấp dịch vụ ăn uống và các phương tiện giải trí thì không được tính vào diện cho thuê tài sản.

Cụ thể, trường hợp các cá nhân cho thuê tài sản, bất động sản có doanh thu từ 8,34 triệu đồng trở xuống hoặc không có đủ doanh thu trong 12 tháng dương lịch thì không phải khai thuế. Bên cạnh đó, các chủ hộ không được khấu trừ các chi phí và cả VAT đầu vào. 

Một số chuyên gia khẳng định việc áp suất thuế tài sản cho thuê hoặc mua bán vậy là vẫn còn thấp, do thuế đất hiện nay không ở ngưỡng quá cao nên chưa phân hóa thị trường được và chiếm tỉ trọng nhỏ trong GDP Việt Nam. Và các giá trị bất động sản về lâu dài sẽ có thể tăng giá trị trong tương lai.

Thuế thuê nhà đang là vấn đề gây tranh cãi nhức nhối

 

Bên cạnh đó, thuế mua bán và sang nhượng nhà đất mà người dân phải nộp vẫn chưa có sự thay đổi nhiều, cần lưu tâm đến ba loại: lệ phí danh bạ, thuế thu nhập cá nhân và phí công chứng dựa trên giá trị tài sản. Ngoài ra, người đi mua cần phải biết rõ về lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu và các tài sản gắn liền với mảnh đất và khoản thu thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng. Mỗi loại thuế phí đều có công thức riêng, dao động từ 0,5%-5% hoặc bảng mức thu không quá phức tạp. Người mua bán có thể dễ dàng tham khảo ý kiến của bên thứ ba uy tín, tìm kiếm trên mạng internet hoặc liên hệ với các cơ quan chức năng có liên quan để nắm rõ chính xác thông tin.

 

2. Một số trường hợp ngoại lệ được cân nhắc

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị ngưỡng lên 200 triệu đồng/năm để có thể đánh đúng vào nhóm người có thu nhập cao theo như ý muốn của cơ quan. Vì giá căn hộ hai phòng ngủ có diện tích từ 70m2 trở lên ở các vùng ven trung tâm đã khoảng 3,5 – 4 tỉ đồng cho diện mua bán và thuê với giá 12-15 triệu đồng với đầy đủ nội thất. Người chủ nhà đã phải bỏ nguồn vốn đầu tư lớn, có cá nhân còn phải cho vay nặng lãi, chịu phí bảo trì nhưng vẫn mất 19-24 năm để thu hồi vốn gốc nhưng vẫn phải chịu thêm thuế phí lớn. Điều này được cho là làm giảm sút sức hấp dẫn của thị trường cho thuê.

Ngoài ra, HoREA còn đề xuất nguyên tắc đánh thuế là người sở hữu nhà đất dùng để cư trú nên chịu mức thuế thấp nhất, còn những người chủ nhiều nhà đất không ở, không dùng để sản xuất, kinh doanh thì chịu thuế suất lũy tiến. Ngoài ra, việc đánh thuế cao các trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng cần được cân nhắc để loại bỏ các trường hợp đầu cơ giữ đất. Việc đánh thuế như vậy sẽ tạo động lực phát triển đất đai và khuyến khích các chủ hộ đầu tư sinh lợi nhuận cao.

Ngoài ra, có ý kiến nhận định rằng khi nào thu nhập sinh ra lãi mới phải chịu thuế trên doanh thu như hiện nay. Và đặc biệt, khoản thuế suất này nên được khấu trừ các chi phí cố định hiện hữu như xây dựng, sửa chữa, bảo trì, môi giới,… Điều này sẽ làm giảm được việc “khai man” giá tài sản hoặc trốn thuế để không phải chịu quá nhiều chi phí hoặc rủi ro của người dân.

Cần siết chặt các cơ cấu thuế phí để chủ nhà sẵn sàng khai thật giá trị sở hữu

 

3. Những bất cập từ việc thu thuế với người mua/thuê

Trong tình hình dịch bệnh còn hoành hành như hiện nay, việc “siết” chặt thuế suất bất động sản, đặc biệt là để cho thuê là không có lợi cho người dân. Vì nhiều người đã phải chịu những tiêu cực về khoản thu nhập giảm sút khi diễn biến ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó, người thuê nhà có thể chịu “thiệt” do chủ căn hộ có thể đùn đẩy mức thuế này. Do đó, người đi thuê phải “gồng gánh” thêm một khoản phí lớn gây khó khăn trong công tác thuê nhà.

 

Tình trạng đánh thuế thuê nhà có thể gây bất lợi cho người đi thuê mướn

 

Để mọi việc diễn ra thuận lợi hơn và được phổ cấp đúng kiến thức, cơ quan chức năng và ban quản lý tòa nhà cần có những hoạt động tuyên truyền hiểu về lý do cũng như những phúc lợi mà các thuế bất động sản mang lại và công khai rõ ràng các khoản thu thuế hàng năm. Ngoài ra, cần xem xét, nghiên cứu và thống nhất kỹ lưỡng cấu trúc về thuế suất cũng như có định giá bất động sản và thuế suất chung cho ngành. Đây là những biện pháp được các chuyên gia nhìn nhận và đóng góp để xây dựng thị trường bất động sản lành mạnh và công bằng trong tương lai.